Là món ngon yêu thích của nhiều người Việt nhưng không phải ai cũng biết thực chất lạp xưởng có nguồn gốc từ người Hoa di cư đến Việt Nam. Món ăn này nếu chế biến không khéo sẽ rất dễ bị chua.Do đó, Thu Hà sẽ mách cho bạn công thức làm lạp xưởng người Hoa chuẩn không cần chỉnh giúp bạn tự tin vào bếp.
Bạn đang đọc: Cách làm lạp xưởng người Hoa thơm ngon đúng điệu
1. Nguồn gốc và ý nghĩa của món lạp xưởng
Lạp xưởng có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã du nhập vào nước ta từ rất lâu. Lạp xưởng thông thường được làm từ thịt heo nhưng người Trung Quốc ban đầu chế biến từ thịt dê và thịt cừu với tên gọi lap cheung (lạp xưởng) bởi món ăn này được làm trong suốt tháng chạp (tháng 12 âm lịch).
Trong tiếng Hoa, tháng chạp có phiên âm là lap yue và từ lap cũng có nguồn gốc từ đây. Ngoài ra lap chong cũng là tên gọi khác của lạp xưởng phiên dịch ra nghĩa là ruột nhồi, ruột bôi sáp.
Theo quan niệm xưa, lạp xưởng mang nhiều ý nghĩa như mang đến tài lộc do sắc đỏ hồng tươi bên ngoài, dự trữ thức ăn, món quà mang ý nghĩa lời chúc tốt lành gửi đến mọi người. Đến nay, lạp xưởng đã được biến tấu với nhiều công thức, nguyên liệu khác nhau như bò, gà, tôm,… Tuy nhiên, bạn nên thử một lần làm lạp xưởng người Hoa để cảm nhận được hương vị gốc của món ăn này.
2. Cách làm lạp xưởng người Hoa
Nguyên liệu
- 5kg thịt heo (với tỷ lệ 7 nạc 3 mỡ)
- 3m vỏ lạp xưởng
- 30g muối diêm
- 150g đường
- 30g rượu trắng
- 20g tiêu xay
- 1/2 chén nước tương
- Dụng cụ: Phễu, kim nhọn, kéo và dây buộc, vải sạch
Hướng dẫn cách chế biến
Bước 1: Thái thịt heo
Thịt heo thái thành miếng có độ dày 0.4 – 0.5cm, dài 6cm, rộng 4cm. Người Hoa hay dùng chân giò để làm lạp xưởng nhưng bạn có thể lựa chọn chế biến theo cách Tứ Xuyên 30% mỡ hoặc lạp xưởng Quảng Đông 20% mỡ và có thể điều chỉnh lượng mỡ, thịt sao cho vừa ăn.
Bước 2: Trộn thịt với rượu
Cho rượu trắng hoặc loại rượu thường vào thịt rồi trộn đều lên.
Bước 3: Tẩm ướp các gia vị
Trộn tất cả các gia vị đã chuẩn bị gồm muối, đường, tiêu xay vào thịt rồi trộn đều bằng tay và ướp trong khoảng 3-5 tiếng.
Bước 4: Làm sạch vỏ lạp xưởng
Ruột để làm lạp xưởng phải sạch hết chất nhờn, mỡ dính trong và ngoài bằng cách chà xát với chanh và muối có thể giúp loại bỏ mùi hôi triệt để.
Bước 5: Nhồi lạp xưởng
Tìm hiểu thêm: 2 cách làm món đậu phụ tẩm hành thơm ngon khó cưỡng
Sử dụng phễu đặt ở một đầu ruột, đầu còn lại dùng dây buộc chặt rồi nhồi hỗn hợp thịt đã tẩm ướp gia vị vào sao cho lạp xưởng không bị căng quá. Sau đó lấy dây buộc thành từng khúc dài 20cm.
Bước 6: Trần lạp xưởng
Chuẩn bị nồi nước đun sôi để trần lạp xưởng rồi tiếp tục khử trùng bằng rượu nặng. Tại Trung Quốc mọi người thường hay sử dụng loại rượu trắng.
Bước 7: Phơi khô
Lạp xưởng sau khi lau khô bằng khăn sạch thì dùng cây kim nhỏ đâm vào để không khí thoát ra ngoài. Khi phơi lạp xưởng bạn nên phơi ngoài trời vào ban ngày ở nơi không có nhiều bụi bẩn và lúc trời tối thì đem vào treo trong bếp.
Thành phẩm
>>>>>Xem thêm: Cách làm bánh Bà Lai Phan Thiết đúng chuẩn từ A-Z thơm mềm cực ngon
Lạp xưởng sau khi phơi 10 – 12 ngày thì cất vào lọ kín, đem bảo quản trong tủ lạnh hoặc ngăn đông để dùng được lâu. Với vài công đoạn đơn giản, bạn và gia đình đã có thể thưởng thức món lạp xưởng người Hoa thơm ngon đúng điệu rồi.
3. Lưu ý với cách làm lạp xưởng người Hoa
Nếu muốn làm lạp xưởng người Hoa theo phong cách Tứ Xuyên có thể thay bằng các loại gia vị gồm 60 – 75g muối, 150g ớt bột, 50g bột tiêu Tứ Xuyên nguyên hạt, 50g đường và 50g rượu trắng.
Khi làm món này bạn nên chọn mua các loại gia vị chuẩn gốc Tứ Xuyên hoặc Quảng Đông để món lạp xưởng làm ra giữ được hương vị đặc trưng.
Chúc các bạn thành công với cách làm lạp xưởng chuẩn vị người Hoa trên đây và mang đến hương vị mới lạ trong mâm cơm gia đình. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm cách tự làm lạp xưởng đón Tết chỉ bằng vài bước đơn giản để làm tại nhà. Chúc các bạn thành công!