Bạn đừng nghĩ một trái chanh muối bé tẹo thì không thể giúp gì nhé. Chúng còn là một bài thuốc quý mà dân gian hay truyền miệng với nhau để trị các bệnh ho, bệnh đường tiêu hóa, bù nước cho cơ thể, giảm cân.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn làm chanh muối hấp dẫn với kỹ thuật đúng, không gây đắng
Ngoài ra, nước chanh muối giúp giải khát, thanh nhiệt, nhất là vào những ngày hè nắng nóng, uống một cốc nước chanh muối sẽ giúp bạn đánh tan cơn khác và nhanh chóng lấy lại năng lượng bị mất. Hãy cùng tìm hiểu cách làm chanh muối giải nhiệt cùng Thu Hà nhé!
1. Nguyên liệu làm chanh muối
- 1 kg chanh tươi
- 12 kg muối nguyên chất
- Nửa chén muối hột
- Nước đun suôi để nguội
- Một hũ thủy tinh lớn có nắp đậy
- Một chén thủy tinh, chén sứ
- Một cây tre nhỏ
2. Cách làm chanh muối ngon, không bị nhẫn đắng
2.1. Bước 1: Sơ chế chanh
Chanh sau khi mua về bạn rửa thật sạch, nếu phần cuốn còn sót thì nên cắt đi. Dùng muối hột chà sát nhẹ nhàng lên phần vỏ chanh thật đều để loại bớt vị the, đắng của chanh đi, sau đó rửa thật sạch lại một lần nữa cho ráo nước.
2.2. Bước 2: Cho chanh vào hũ
Bạn hãy lần lượt xếp chanh vào hũ thủy tinh, sao cho thật đều và đầy hũ, vì sau khi phơi nắng chanh sẽ héo lại một chút nữa đấy.
Dùng khoảng 2 muỗng muối bọt rưới đều lên chanh. Sau đó đậy nắp lại.
2.3. Bước 3: Phơi chanh
Bạn mang hũ chanh đã được đậy kín ra phơi ngoài nắng, nên chọn nơi có ánh nắng tốt, cứ như vậy phơi trong vòng 3 ngày liền nhé. Sau 3 ngày bạn sẽ thấy chanh ngã sang màu vàng nhạt là được.
2.4. Bước 4: Ngâm chanh muối
Cho 1 lít nước + 3 muỗng muối bọt vào đun sôi cho muối được hòa tan hoàn toàn. Sau đó, tắt bếp để cho nước nguội hẳn rồi đổ nước vào hũ đựng chanh. Sao cho mặt nước vừa đầy quả chanh là được.
2.5. Bước 5: Thành phẩm
Tìm hiểu thêm: Cách làm món thịt heo chiên chao ngon không kém đồ ăn tuyệt đỉnh khi kết hợp với cơm
Hãy mang hũ chanh muối của bạn cất vào một góc bếp, bảo quản nơi thoáng mát và tránh nhiệt độ cao nhé. Cứ như vậy sau 30 ngày là bạn có thể mang ra pha làm nước uống cho cả nhà cùng thưởng thức rồi.
3. Thưởng thức
Bạn cho chanh muối vào ly, thêm đường, nước lọc, đá tùy thích. Khuấy nhẹ nhàng, vậy là bạn cos một món nước giải khát ngon lành rồi.
4. Lưu ý khi làm chanh muối
4.1. Mẹo chọn chanh ngon, mọng nước
Bạn nên sử dụng loại chanh giấy hay còn gọi là chanh ta, để khi thành phẩm những quả chín vàng sau khi hoàn thành sẽ có màu đẹp hơn. Chanh ngon có mùi thơm nhẹ đặc trưng của chanh, ngược lại nếu mùi khác như hắc, nồng thì có thể chanh có chứa hóa chất hoặc mới phun thuốc trừ sâu, dùng sẽ không tốt cho sức khỏe.
Nên chọn quả chanh có kích thước vừa phải không quá nhỏ hoặc quá to, cầm nặng tay, những trái này sẽ chứa nhiều nước hơn, tươi hơn, chất lượng hơn. Ngoài ra, chanh có da láng mịn, căng bóng không xù xì hay vón cục sẽ có lượng vitamin cao hơn so với những quả khác.
4.2. Cách xử lý váng trắng
Nếu khi làm chanh muối xuất hiện váng trắng, trường hợp này xảy ra do nước không đủ độ mặn, cách xử lý là bạn sẽ vớt hết váng trắng rồi cho thêm muối vào và tiếp tục đem phơi nắng. Hoặc bạn có thể rửa sạch chanh lại bằng nước ấm, sau đó nấu hỗn hợp nước muối khác và bắt đầu lại quá trình ngâm.
4.3. Cách pha nước chanh muối
– Chanh muối nóng: Cho vào ly 1 thìa nước chanh muối, 1 trái chanh muối trộn đều với 10 gr đường, 2 thìa nước cốt chanh tươi rồi dằm nhuyễn, sau đó cho nước nóng vào vừa đầy, khuấy tan.
– Chanh muối đá: Bạn cũng pha theo hướng dẫn nêu trên nhưng chỉ đổ nước lọc vào khoảng 1/2 ly, đánh tan, tiếp tục cho đá vào và thưởng thức.
5. Cách bảo quản chanh muối
Hũ thủy tinh dùng để đựng chanh muối cần được vệ sinh sạch sẽ và tráng qua nước sôi để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và vi khuẩn. Sau đó đem hũ đi phơi khô hoặc để cho thật ráo mới cho chanh và nước muối nguội vào.
Đậy kín và phơi nắng khoảng 10 ngày rồi bảo quản nơi thoáng mát. Sau 1 tháng là có thể sử dụng, bạn có thể đem ra pha nước uống.
6. So sánh hương vị chanh muối và chanh tươi
Ngâm chanh muối là một ví dụ của quá trình lên men lacto. Sử dụng chanh muối sẽ làm tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn mà các món ăn khác khi sử dụng vỏ chanh tươi không thể đạt được.
Chanh muối được loại bỏ vị chua cay cay so với chanh tươi thông thường. Khi chanh già đi, hương vị thay đổi và phát triển vị umami – là một trong năm vị cơ bản, cùng với vị đắng, mặn, chua. Chanh muối chua ngọt tạo cảm giác ngon miệng hơn và tốt cho sức khỏe.
7. Tác dụng của chanh muối đối với sức khoẻ
>>>>>Xem thêm: Cách làm bánh mì trái bơ mềm mịn, bông xốp thơm ngon
7.1. Chữa đầy hơi, ăn không tiêu
Dùng một miếng chanh muối hoặc có thể dầm với nước nóng rồi uống có tác dụng giảm chướng bụng, tăng cường chuyển hóa thức ăn, trị đầy hơi, khó tiêu vô cùng hiệu quả.
7.2. Tác dụng trị cảm, ho, tiêu đờm hiệu quả
Chất tinh dầu có trong vỏ chanh muối, giúp làm thông cổ họng, vị mặn có thể sát trùng làm giảm ngứa cổ ngay tức khắc do đó chanh muối còn được dùng chế biến thành kẹo.
Đồng thời, dầm với nước nóng hoặc ngậm chanh đã được muối muối sẽ giúp đờm tan rất hiệu quả.
7.3. Giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Như đã nói chanh muối có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa, do đó những người mắc bệnh đường ruột mãn tính sử dụng chanh muối thường xuyên giúp hỗ trợ cải thiện đường ruột, dễ tiêu hóa.
7.4. Giúp giải khát, thanh nhiệt
Chanh muối giúp giải nhiệt bù khoáng rất tốt, đặc biệt vào những ngày hè nắng nóng uống một cốc nước chanh đã được muối sẽ giúp đánh tan cơn khát và nhanh chóng lấy lại năng lượng bị mất.
7.5. Giảm cân, giữ dáng
Các bài tập và phương pháp giảm cân thông thường chỉ có thể hỗ trợ giảm cân tại một số vùng nhất định trên cơ thể, nếu kết hợp thêm nước chanh muối ấm thì sẽ giúp giảm mỡ thừa trên toàn cơ thể (mặt, nọng cằm, bụng, tay, chân, cổ, mông…) rất hiệu quả.
Như vậy, bằng sự khéo tay bạn đã có thể chế biến cho cả nhà một loại thức uống bổ dưỡng, an toàn cho sức khỏe. Chanh muối bên ngoài bán rất nhiều, nhưng chưa chắc đã an toàn bằng chính tay mình chế biến. Chúc các bạn thành công!