Chân giò nấu đông vốn là món ăn làm sẵn, có thể để dành ăn dần, thường xuất hiện trong các dịp tết, vì độ ngon, cũng như sự tiện lợi của nó. Món ăn với không quá nhiều nguyên liệu cầu kỳ, cách nấu đơn giản, nhưng hương vị lại vô cùng tuyệt vời.
Bạn đang đọc: Cách làm chân giò nấu đông chuẩn vị miền Bắc
Hôm nay, hãy cùng vào bếp và học cách làm chân giò nấu đông chuẩn vị miền bắc nhé.
1. Nguyên liệu làm món chân giò nấu đông
- 1 cái chân giò
- 300g thịt chân giò
- 5 tai mộc nhĩ
- 1 lạng nấm hương
- Hành tím
- Gia vị: Hạt tiêu, bột canh, dầu ăn, muối
2. Cách làm chân giò nấu đông
2.1. Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Nấm mộc nhĩ ngâm với nước cho nở ra và cắt bỏ phần gốc, sau đó dùng tay bóp cho hết nước.
Nấm hương ngâm cho nở ra, rửa sạch và vớt lên để ráo.
Chân giò dùng dao cạo sạch lông và rửa sạch lại bằng muối với nước. Dùng dao chặt thành từng khúc nhỏ.
Thịt chân giò rửa sạch và để ráo nước. Dùng dao chặt thành từng miếng thịt dày và lớn.
Sau đó, nấu 1 nồi nước đợi đến khi sôi già thì cho thịt và chân giò vào trụng sơ để khử bớt mùi hôi và tạp chất, rồi đổ ra rổ để ráo nước.
2.2. Bước 2: Ướp chân giò và thịt
Để phần chân giò và thịt vào trong tô lớn. Thêm vào tô 1 muỗng cafe bột canh, 1 muỗng cafe hạt tiêu đen và trộn đều lên để thịt ngấm gia vị khoảng 30 phút.
2.3. Bước 3: Làm chân giò nấu đông
Tìm hiểu thêm: Thịt ba chỉ tẩm trứng chiên giòn thơm ngon cả nhà đều mê
Để chảo nóng lên cho dầu ăn và hành tím vào phi thơm lên, tiếp tục cho thêm nấm hương, mộc nhĩ, 1 muỗng bột canh vào xào trong 15 phút.
Cho thịt và chân giò vào 1 cái nồi nhỏ, bật lửa to và xào cho thịt săn lại. Sau khoảng 5 phút, đổ nước vào ngập mặt thịt và ninh cho thịt nhừ trong khoảng 30-40 phút, trong lửa nhỏ.
Thịt nhừ cho phần nấm hương, mộc nhĩ đã xào vào và đảo đều, nấu thêm 15 phút nữa thì tắt bếp.
Múc phần chân giò nấu xong ra một cái chén nhỏ, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng chén lại và cất vào ngăn mát tủ lạnh, để qua đêm đợi đông lại.
2.4. Bước 4: Thành phẩm
Món chân giò nấu đông trông như một miếng thạch nhỏ với nhiều màu sắc bên trong lại giòn dai, béo ngậy, đậm đà, là sự kết hợp hoàn hảo giữ thịt và các nguyên liệu khác cho bạn 1 trải nghiệm ăn uống khó quên,
3. Thưởng thức
>>>>>Xem thêm: 3 cách làm nước ép vải thiều thơm ngon, hạ nhiệt cơ thể tại nhà
Phần nước hầm đông đặc ăn nhạt nhạt nhưng vị rất đặc trưng thêm chút bùi béo của chân giò và vị giòn dai của nấm, món này mà ăn chung với cơm và vài miếng dưa chua, trong tiết trời se lạnh thì không còn gì sánh bằng.
Chúc bạn đọc thành công với món chân giò nấu đông chuẩn vị miền Bắc này và có một bữa cơm thật ấm cúng bến gia đình nhé!